Sản phẩm tiêu biểu
Bài viết xem nhiều

Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông

  09/05/2019

Kết cấu mái dốc bê tông cốt thép vốn không còn xa lạ gì bởi nó đang trở thành một trong những xu hướng thiết kế mái được nhiều người hướng đến thay vì chọn ngói vì kèo hay tôn lạnh. Với những ưu thế riêng, các khách hàng khi xây nhà đã sử dụng cách dán ngóilên mái bê tông để vừa duy trì chống dột vừa đảm bảo tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.
Có 2 biện pháp lợp ngói cho mái dốc bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi nhằm khắc phục nhước điểm của nhau đó là cách dán ngói lên mái bê tông và thứ hai là sử dụng khung li – tô sau đó bắn ngói. Mỗi biện pháp kết cấu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng nên chúng ta cần dựa vào đó để biết nên chọn biện pháp nào phù hợp nhất cho gia đình. Thi công mái bê tông cốt thép dán ngói mặc dù tốn công sức hơn nhưng về giá cả sẽ tiết kiệm hơn so với biện pháp sử dụng li – tô nên nhiều khách hàng vẫn còn băn khoăn khi chọn biện pháp thi công.
 

Đặc điểm, cấu tạo mái bê tông dán ngói


Mái dán bê tông là loại mái bê tông cốt thép toàn khối, được đổ dốc theo độ dốc của mái sau đó dán ngói lên trên nhờ có sự kết dính giữa ngói và mặt phẳng bê tông.
Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông.jpg

Sử dụng cách dán ngói lên mái bê tông hiệu quả và đảm bảo độ bền vững

1. Ưu điểm khi thi công mái dán bê tông


Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn chủ nhà lựa chọn mái bê tông do các ưu điểm sau:

  • Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống;
  • Tăng cường độ bền vững cho mái khi gặp gió bão;
  • Chống nóng
  • Chống thấm
  • Tiến hành dán ngói lên mái bê tông khá dày và nặng nên mái nhà sẽ có khả năng chống ồn tốt
  • Giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung.
  • Cũng có người lo ngại rằng lợp ngói kiểu xưa thì khe hở giữa các viên ngói có thể bị mưa tạt, hoặc... trộm cạy ngói chui xuống như thuở xưa nên mới chọn biện pháp thi công dán ngói cho các công trình quan trọng.

Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông 1.jpg

Nhiều người chọn mái dán bê tông bất chấp cả sự chênh lệch về chi phí

2. Những nhược điểm xảy ra khi áp dụng cách dán ngói lên mái bê tông


- Với mái bê tông đúc nghiêng rồi dán ngói lên, kết cấu mái dốc bê tông cốt thép khối lượng bộ mái khá nặng, bao gồm dầm, tấm sàn, vữa hồ... và bị lưu nhiệt trong kết cấu do quá kín. Những nhà cao tầng kết cấu như các mẫu nhà 3 tầng , 4 tầng… đã có khối lượng lớn thì không nên áp dụng biện pháp thi công dán ngói mái bê tông.
Nếu bạn thiết kế nhà mới thì trong hồ sơ kỹ thuật sẽ có bản vẽ mái bê tông dán ngói để bạn hình dung được kết cấu của nó.

  • Thời gian thi công mái bê tông dán ngói khá lâu và phức tạp
  • Do mảng mái bê tông có bề mặt rộng dễ bị co ngót khi thời tiết thay đổi nên hiện tượng nứt thấm dột dễ xảy ra. Với cách dán ngói lên mái bê tông kiểu này, khi sửa chữa chống thấm sau khi sử dụng sẽ rất khó khăn.
  • Chi phí đổ mái bê tông dán ngói lớn hơn rất nhiều so với mái vì kèo lợp ngói.
  • Biện pháp thi công bê tông mái dốc nguy hiểm (đặc biệt là khi trời mưa) ảnh hưởng sự trơn trượt và độ bám dính giữa hồ và bê tông chưa thực sự an toàn. Do đó công việc đỗ bê tông dán ngói đã hạn chế sử dụng do tính chất không thật sự đảm bảo sự bám dính giữa ngói và bê tông ( có sự co rút, giãn nở do thời tiết) và cũng như đảm bảm về độ an toàn trên cao ở những công trình nhà cao tầng.
  • Dễ bị bong tróc

Mặc dù cũng có những đặc điểm như trên nhưng khi áo dụng cách dùng li – tô để bắn ngói sẽ khắc phục được một những nhược điểm như là đảm bảo hơn sự an toàn cho thợ thi công trên mái, dễ dàng thay đổi ngói vỡ hơn và tự tạo mặt phẳng mái tốt mà không cần tỉ mỉ làm nhẵn mặt phẳng bê tông.

3. Cấu tạo mái bê tông dán ngói

Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông 2.jpg

Cấu tạo mái bê tông cốt thép dán ngói chống thấm dột hiệu quả

Dựa vào hình ảnh trên có thể thấy cấu tạo mái bê tông dán ngói khá phức tạp cho thấy quá trình thi công tỉ mỉ và lâu dài. Kết cấu gồm 6 lớp:
- Trần bê tông: Mái bê tông làm mới nên dùng bê tông mác 200 (20Mpa), trong trường hợp đặc biệt về mặt chịu lực của kết cấu mái mới dùng đến mác 300 (30Mpa), vì:

  • Bê tông mác càng cao thì càng dễ bị nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
  • Bê tông thấp hơn 200: không đủ độ chống thấm.

Thành phần bê tông mái cần tăng thêm lượng cát và giảm đá dăm so với bê tông thông thường để dễ đổ và đầm hơn
- Khi thực hiện cách dán ngói lên mái bê tông cần một lớp vữa xi măng chống thấm.
- Gachmat chống nóng
- Lớp lưới gia cường
- Lớp vữa xi măng chuyên dụng có chất kết dính
- Lớp ngói: Ngói dán mái bê tông có thể là ngói màu dạng sóng, có thể là các tấm ngói giả, tùy vào chi phí của mỗi loại ngói và đặc tính để chọn lựa. Gía ngói dán mái bê tông được ước tính khoảng 6500 đồng/viên với loại ngói màu dạng sóng.
Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông 3.jpg

 

Kết cấu và đặc điểm của mái dốc bê tông dán ngói

Nếu ngôi nhà của bạn được thuê thiết kế thì bạn sẽ có được bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép dán ngói chi tiết hơn.

Cách dán ngói lên mái bê tông đúng kỹ thuật và đảm bảo tính thẩm mĩ cho mái nhà

1. Chuẩn bị vật liệu cần thiết khi áp dụng cách dán ngói lên mái bê tông đúng kỹ thuật và chống thấm dột hiệu quả

- Chúng ta cần đo lường để tính độ dốc mái, diện tích mà để ước tính khối lượng vật liệu sao cho phù hợp.
- Chuẩn bị vật liệu có chất lượng tốt để đảm bảo tuổi thọ của mái, tránh việc sửa chữa sau khi sử dụng và có sức chống chịu thời tiết tốt.
- Chuẩn bị các vật liệu để trộn bê tông: Cát vàng, sắt thép, đá 1x2cm, xi măng, nước.
- Chuẩn bị vữa xi măng ( có thể trộn sẵn) là chất kết dính không thể thiếu để duy trì sự liên kết giữa ngói và mặt phẳng bê tông.
- Các kỹ sư khuyên dùng lưới thủy tinh gia cường trong khi tiến hành cách dán ngói lên mái bê tông vì nó là dạng lưới không gợi sóng được dùng như vật liệu tăng cường sức chịu lực, ứng dụng kết hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng những vị trí, những cấu trúc xây dựng có độ giao động thường xuyên. Nó được thiết kế cho phép chất chống thấm lỏng xuyên qua, do đó tạo thành hệ thống màng hiệu suất cao chịu đựng lực hai chiều giữa lớp trên và lớp đáy tác động trên nó. Như vậy cần chuẩn bị cả vữa xi măng chống thấm lỏng để kết hợp với lưới gia cường tạo lên một lớp chống thấm hiệu quả.
Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông 4.jpg

Lưới thủy tinh gia cường là vật dụng chống thấm rất tốt sau khi sử dụng cách dán ngói lên mái bê tông

- Gachmat chống nóng: Có hoặc không cần thiết
- Ngói: Là vật liệu không thể thiếu để tiến hành cách dán ngói lên mái bê tông, chúng ta chọn loại ngói chất lượng tốt và lưu ý chọn màu ngói hợp phong thủy, hợp kiến trúc. Có thể dùng ngói thái, ngói sóng, các tấm ngói giả…
- Các dụng cụ để trộn bê tông và dán ngói: xẻng, bay, bàn gỗ, cào, cuốc…

2. Hướng dẫn cách đổ bê tông và chống thấm mái nhà trước khi tiến hành cách dán ngói lên mái bê tông


Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông 5.jpg

Mái bê tông thường có bề dày 10cm được đổ đúng kỹ thuật để tiến hành cách dán ngói lên mái bê tông

Bước 1: Trộn và đầm bê tông
Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông 6.jpg

Đầm bê tông

- Trộn bê tông mac 200 theo đúng tỷ lệ đã quy định về cát vàng, đá 1x2cm và nước. Khi trộn vữa bê tông đổ mái cho các mẫu nhà cấp 4 mái bằng cũng sử dụng cấp phối tương tự.
- Vữa bê tông nếu không được đầm thì bên trong lớp vữa vẫn còn độ rỗng rất lớn. Nếu tồn tại các độ rỗng như vậy thì sau khi bê tông đã đóng rắn thì kết cấu bê tông không đặc chắc, chịu lực kém, dễ bị thấm.
- Trong kỹ thuật đổ bê tông mái dốc, đầm bê tông sẽ đảm bảo vữa bê tông lấp kín được các khoảng hở của cốt thép, bao bọc được hoàn toàn cốt thép, đảm bảo được độ bền, khả năng chống thấm tốt.
Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông 7.jpg

Trong quá trình đầm bê tông cần căng dây sắt lấy cốt

Bước 2: Gia cường bề mặt kết hợp chống thấm mái
- Sau khi đầm lại chúng ta xoa phẳng mặt bê tông sao cho không có sự ghồ gề và lồi lõm. Sau đó, để thực hiện cách dễ dàng và đảm bảo sự bền vững chúng ta tiến hành hành rắc một lớp bột xi măng rất thưa lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn gỗ xoa thật kỹ mặt bê tông.
- Tiếp đó dùng lưới thủy tinh gia cường gắn vào lớp vữa thứ 1 khi lớp vữa này đang còn ướt, tấm lưới phải được đặt theo chiều từ trên xuống dưới và tấm sau chồng lên tấm trước tối thiểu là 10cm.
- Tiếp tục trát lớp vữa thứ 2 lên để hoàn thiện bề mặt tường, dùng bay hoặc bàn xoa để thi công tạo mặt phẳng cho bề mặt , lúc này lớp lưới thủy tinh đã hoàn toàn bị che phủ
- Khi đó ta được một lớp mặt bê tông nhẵn phẳng gọi là lớp mặt gia cường của mái dốc bê tông cốt thép.
+ Những ngày sau, bề mặt bê tông có màu xanh bóng và hầu như không thấm nước.
Lớp mặt gia cường có tác dụng tăng cường an toàn thấm cho bê tông mái, phòng khi có thể bị khuyết tật khi đầm.
Bước 3: Bảo dưỡng mái bê tông 
Việc bảo dưỡng ẩm cần được tiến hành ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông để đảm bảo bê tông không bị nứt mặt do bị mất nước.

Kinh nghiệm và cách dán ngói lên mái bê tông sao cho đúng kỹ thuật


Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông 8.jpg

Sau khi bảo dưỡng mặt phẳng bê tông thì tiến hành cách dán ngói lên mái bê tông

- Căng dây lấy cốt, dán từ trái sang phải, từ dưới lên trên đối với ngói sóng nhỏ và từ phải qua trái đối với ngói sóng lớn.
- Dán lớp vữa xi măng vào mặt trái viên ngói cần lợp khi vữa đã đủ độ cứng thì lấy bay thép cắt bỏ phần vữa thừa và làm nhẵn. ở khoảng 1/3 phía đuôi viên ngói, chiều dầy lớp vữa ximăng 0,5cm, dán ngói lên sàn mái bêtông, các hàng ngói chồng lên nhau khoảng 2/3 chiều dài viên ngói.
Kỹ thuật thi công dán ngói lên mái bê tông 9.jpg

Cách dán ngói lên mái bê tông từ trái qua phải từ trên xuống dưới

- Trong khi tiến hành dán ngói chúng ta không để vữa bám lên mặt sản phẩm quá lâu, dùng giẻ lau ngay khi bị bám bẩn.
- Khoảng cách mương nóc phải đúng tiêu chuẩn, nếu khoảng cách lớn quá thì viên ngói nóc sẽ phủ không hết mương nóc và gây ra bị dột nóc.
- Tùy vào thiết kế của mái mà ngói rìa có thể được lắp đặt bằng vít chuyên dụng hoặc vữa; khi lắp phải áp sát vào tấm riềm trang trí bên hông, bắn vít hoặc dùng vữa dẻo khô rải đều ở phần tiếp xúc.

(Nguồn: diendanxaydung.net)

Bình luận